Vest, gôm xịt tóc, sáp vuốt tóc, sáp clay wax, hair to 90

LỄ HỘI VU LAN CỦA NGƯỜI NHẬT

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam diễn ra vào rằm tháng 7 hàng năm. Vào tháng 8 dương lịch hàng năm ở Nhật Bản cũng có lễ hội truyền thống OBON dành cho người theo Phật giáo được tổ chức ...

LỄ HỘI VU LAN CỦA NGƯỜI NHẬT

Vu Lan báo hiếu là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam được tổ chức vào rằm tháng 7 hàng năm. Cũng vào thời điểm trên ở Nhật Bản đang diễn ra lễ hội truyền thống mang nét đặc sắc riêng của văn hóa Nhật Bản là lễ hội Obon, dành cho người theo Phật giáo... Đây là lễ hội được tổ chức nhằm nhớ tới công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên và là lễ cầu siêu cho các hồn đã khuất ...

(Nguồn: Lễ Vu Lan của người Nhật Bản)

Thời gian diễn ra lễ hội Obon

Lễ hội thường được tổ chức vào những ngày:15 – 7 dương lịch (Shichigatsu Bon),15 – 7 âm lịch (Kyu Bon) và 15 – 8 dương lịch (Hatchigatsu Bon).Trong đó: Lễ hội Hachigastu tại Kyoto là lễ hội lớn nhất và thu hút lượng lớn người dân và khách du lịch tham gia.

Những hoạt động diễn ra tại lễ hội Obon

1. Treo đèn lồng

Tại Nhật Bản trước ngày tổ chức lễ hội này người dân sẽ treo những chiếc đèn lồng trước cửa nhà và cả những con đường, theo qua niệm người Nhật Bản những chiếc đèn lồng sẽ chào đón và dẫn lối cho các linh hồn đã khuất về thăm nhà cũ. Ngoài những hoạt động trên, người dân còn có tục thăm viếng mộ người đá khuất, lau chùi, dọn vệ sinh, tu sửa lăng mộ và làm lễ cúng để mời người thân quá cố quay về thăm nhà...

2.  Lễ Dâng Lửa  và Vũ Điệu Bon – Odori

Nhắc đến điệu múa Odori và Lễ Dâng Lửa là hai nét đặc sắc nhất trong lễ hội Obon tại Nhật Bản. Mỗi du khách đến Nhật Bản hay các bạn Du học sinh Nhật Bản đang theo học tại đây đều mong muốn chiếm gưỡng lễ hội này.

 

.(Lễ Dâng lửa, Vũ điệu Bon-Odori của người Nhật Bản)

Vũ điệu Odori được bắt nguồn từ câu chuyện về Phật tử Mokuren. Vũ điệu này xuất phát từ niềm vui sướng khi ông đã đã cứu được mẹ của mình từ cõi chết, không những vậy ông còn thấu hiểu được tấm lòng và sự hy sinh mà lúc sinh thời mẹ ông đã dành cho ông. Nên từ đó về sau vũ điệu đã trở thành  điệu múa truyền thống và được biểu diễn mỗi khi tổ chức lễ hội Obon. Vũ điệu này được truyền lại và phát triển thành rất nhiều phong cách múa khác nhau tùy theo từng vùng taị Nhật Bản.

Lễ Dâng Lửa là đại diện của 5 chữ Đại, Diệu, Pháp, Thuyền và chữ Đại nhỏ lần lượt được thắp sáng bằng lửa trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto, mỗi chữ sẽ phát sáng khoảng gần 30 phút, tất cả sẽ tạo nên một khung cảnh thiêng liêng, ấm áp và hùng vĩ. Người Nhật Bản tin rằng ánh sáng ấy sẽ dẫn lối cho các linh hồn quay về trời một cách thanh bình và an lạc.

Kết thúc lễ hội Obon, người Nhật Bản sẽ thả vô số những đèn hoa đăng trên mặt nước, còn gọi là nghi thức Togo Nagashi. Đây được thay cho lời chào tạm biệt để các linh hồn tổ tiên có thể trở về thế giới riêng của họ sau chuyến viếng thăm con cháu.

(Nguồn: Sưu tầm)

Có thể bạn quan tâm

Cùng danh mục

LÝ DO CHỌN DU HỌC TẠI ASAHI?

  • Có giấy phép hoạt động quốc tế

  • Làm việc trực tiếp, không qua trung gian

  • Tài chính minh bạch; Chi phí hợp lý

  • Tư vấn trung thực; Tự do chọn trường, vùng

  • Tỷ lệ đạt Visa 100 %

  • Cam kết hỗ trợ việc làm thêm 100%

  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng.

THƯ VIỆN ẢNH TẠI ASAHI

Mạng xã hội

Thống kê truy cập

Công ty Du học ASAHI