Vest, gôm xịt tóc, sáp vuốt tóc, sáp clay wax, hair to 90

Nhật Bản đương đầu với nỗi lo “Karoshi”

Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi bằng việc đưa ra một dự luật cho phép một số lao động tự thu xếp công việc, không cần tuân thủ giờ giấc. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng luật này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng “karoshi” –...

Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi bằng việc đưa ra một dự luật cho phép một số lao động tự thu xếp công việc, không cần tuân thủ giờ giấc. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng luật này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng “karoshi” – người làm việc đến chết – ở nước này.

karoshi
Hệ lụy từ làm việc quá sức
Teruyuki Yamashita là người biết rõ những rủi ro do làm việc quá sức. Người đàn ông đã 53 tuổi này từng làm nhân viên bán hàng cao cấp, đã có vô số chuyến công tác nước ngoài và chỉ ngủ khoảng 3 tiếng mỗi đêm. 6 năm trước, tốc độ làm việc điên cuồng đã khiến ông suýt tử vong khi bất tỉnh vì bị xuất huyết não. “Tôi đã nói với y tá rằng ở đây quá tối. Tôi không nhận ra mình đã bị mù” – Yamashita đau buồn kể lại thời điểm ông tỉnh lại trong bệnh viện.
Hàng năm ở Nhật Bản ghi nhận hàng trăm ca tử vong liên quan tới làm việc quá sức, chủ yếu do đột quy, đau tim hay tự sát vì căng thẳng. Theo Harris Interactive, một công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu ở Mỹ, người lao động Nhật Bản được hưởng khoảng 18 ngày nghỉ một năm, gần với mức trung bình toàn cầu là 20 ngày, chưa kể các dịp nghỉ lễ, nhưng thực tế, người Nhật lại sử dụng ngày nghỉ ít nhất thế giới.
Khoảng 22,3% người lao động Nhật Bản mỗi tuần làm việc từ 50 tiếng trở lên, cao hơn 12,7% so với lao động tại Anh, 11,3% so với tại Mỹ và 8,2% so với tại Pháp, theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế. Trang Bloomberg dẫn nhận định của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho thấy, người Nhật làm việc tăng ca trung bình 173 giờ trong năm 2014, nhiều hơn 18 giờ so với 10 năm trước.
Công việc được cho là một phần yếu tố gây ra 2.323 vụ tự tử tại Nhật năm 2013 và con số này cao nhất là vào năm 2011 với 2.689 vụ tự tử.Giáo sư Shigeru Waki thuộc trường Đại học Ryukoku cho biết, rất nhiều người tử vong hoặc mắc bệnh do làm việc quá sức, nhưng điều này rất khó chứng minh. Từ những năm 1990, Chính phủ Nhật Bản mở rộng định nghĩa cho từ “karoshi”, bao gồm tự tử do làm việc quá sức.
Bên cạnh đó, làm việc quá sức không chỉ tác động xấu tới sức khỏe và tâm lý của một mình người lao động, mà còn kéo theo các vấn đề liên quan tới gia đình của họ. Cuộc khảo sát của một cơ quan thuộc Chính phủ Nhật Bản vào năm 2013 đã phát hiện, 1/5 ông bố trẻ ở Nhật chỉ dành 1 tiếng cho con cái hàng ngày. Điều tra này cũng cho biết, tỷ lệ đàn ông Nhật nghỉ phép khi vợ đẻ chưa đến 3%.
Vẫn “rối” trong chính sách
Chính phủ Nhật Bản đang hy vọng giảm tỷ lệ lao động làm việc từ 60 tiếng trở lên mỗi tuần xuống ít hơn 5% vào năm 2020, để hạn chế số ca tử vong do lao động quá sức trong hàng thập kỷ qua ở nước này. Hồi tháng 4-2015, nội các của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ủng hộ một dự luật cho phép những nhân viên văn phòng thu nhập 10,75 triệu yên mỗi năm, chẳng hạn như nhà kinh doanh và tư vấn tài chính, không cần tuân theo quy định giờ làm việc.
Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông Abe đang hy vọng dự luật này sẽ được Quốc hội thông qua. Những người ủng hộ dự luật cho rằng, sự thay đổi này sẽ là phần thưởng cho nhân viên làm việc hiệu quả dựa trên năng lực, chứ không dựa theo số giờ làm việc và cho phép họ sử dụng linh động thời gian ở văn phòng.
Nếu họ hoàn thành công việc nhanh chóng, họ có thể về sớm hoặc đến muộn. Theo những người ủng hộ, dự luật không mang tính ép buộc nhưng người lao động thống nhất với nhà tuyển dụng, thì sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, những người phản đối lại cho rằng, theo dự luật thì nhiều lao động sẽ không được trả thêm tiền, ngoài lương chính của họ dù đã tăng ca.
Theo Giáo sư Koji Morioka thuộc trường Đại học Kwansei Gakuin, điều này có thể làm tăng thêm số ca tử vong liên quan đến làm việc quá sức và gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe. Ông Morioka cho rằng, dự luật đi ngược lại tinh thần của một luật được thông qua vào năm ngoái với mục đích ngăn chặn những cái chết do thời gian làm việc quá dài.
Nguồn Baomoi.com

Có thể bạn quan tâm

Cùng danh mục

  • Giáo dục mầm non Nhật Bản

    12 điều nên đọc về giáo dục mầm non Nhật Bản

    Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc)....

  • Văn hóa Nhật

    Đồng phục học sinh ở Nhật

    Loại đồ tây : cả nam và nữ bắt buộc phải mặc áo sơ mi trắng dài tay bên trong, bên ngoài khoác áo blazer tối màu. Học sinh được yêu cầu phải thắt cà vạt, 1 số trường thì yêu cầu hoc sinh nữ đeo nơ....

  • Nghi thức pha trà trong Trà đạo - Bạn có biết?

    Nghi thức pha trà trong Trà đạo - Bạn có biết?

    Trong Trà đạo, Cha no Yu còn được gọi là "tổng hợp văn hóa nghệ thuật Nhật Bản" hay "chiếc hộp văn hóa truyền thống Nhật Bản". Để pha một chén trà cần rất nhiều thời gian và thao tác, nên thoạt nhìn bạn sẽ nghĩ nó thật kì lạ. Tóm lại thì Cha no Yu là gì? Người ta gọi Cha no......

  • Khu công nghiệp Nhật Bản

    Khu công nghiệp Nhật Bản

    Cách nhà ga Akihabara của Tokyo đúng 45 phút, chuyến tàu tốc hành Tsukuba Express sẽ đưa lữ khách đến Tsukuba – thành phố cùng tên, thủ phủ của tỉnh Ibaraki, cách Tokyo 100km. Trên bản đồ du lịch, Ibaraki là cái tên lạ, rất lạ là đằng khác, bởi khởi điểm khi Ibaraki hình thành, chẳng có gì hấp dẫn......

  • Thưởng thức trái cây 4 mùa tại Nhật Bản

    Thưởng thức trái cây 4 mùa tại Nhật Bản

    Du khách thường có một ấn tượng ban đầu là trái cây ở Nhật Bản quá đắt đỏ. Nhưng điều này không đúng với những loại trái cây thông thường, vì chúng vẫn được bán trong các siêu thị với giá cả phải chăng như nhiều nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có thị trường tương đối lớn dành......

  • 13 điều đáng học hỏi ở người Nhật

    13 điều đáng học hỏi ở người Nhật

    Đất nước và con người xứ sở mặt trời mọc khiến cả thế giới phải nể phục. 1. Bạn có biết rằng trẻ em Nhật làm vệ sinh trường học của chúng mỗi ngày trong vòng 45 phút cùng giáo viên, điều này mở ra một thế hệ người Nhật khiêm tốn và ưa thích sự sạch sẽ. 2. Bạn có biết rằng......

LÝ DO CHỌN DU HỌC TẠI ASAHI?

  • Có giấy phép hoạt động quốc tế

  • Làm việc trực tiếp, không qua trung gian

  • Tài chính minh bạch; Chi phí hợp lý

  • Tư vấn trung thực; Tự do chọn trường, vùng

  • Tỷ lệ đạt Visa 100 %

  • Cam kết hỗ trợ việc làm thêm 100%

  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng.

VIDEO DU HỌC TẠI ASAHI

THƯ VIỆN ẢNH TẠI ASAHI

Mạng xã hội

Thống kê truy cập

Công ty Du học ASAHI