Vest, gôm xịt tóc, sáp vuốt tóc, sáp clay wax, hair to 90

Thưởng thức trái cây 4 mùa tại Nhật Bản

Du khách thường có một ấn tượng ban đầu là trái cây ở Nhật Bản quá đắt đỏ. Nhưng điều này không đúng với những loại trái cây thông thường, vì chúng vẫn được bán trong các siêu thị với giá cả phải chăng như nhiều nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có thị trường tương đối lớn dành...

Du khách thường có một ấn tượng ban đầu là trái cây ở Nhật Bản quá đắt đỏ. Nhưng điều này không đúng với những loại trái cây thông thường, vì chúng vẫn được bán trong các siêu thị với giá cả phải chăng như nhiều nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có thị trường tương đối lớn dành cho các loại trái cây cao cấp, như những quả dưa hấu có giá hơn 10.000 Yên đã làm sửng sốt nhiều du khách. Loại hình du lịch kết hợp hái trái cây đã trở nên phổ biến và thu hút nhiều người trong những năm gần đây. Dưới đây là một số loại trái cây phổ biến ở Nhật Bản.

Lê Nhật (Nashi)

Photo: studio tdes | CC BY Người Nhật đã biết trồng nashi từ thời tiền sử. Mặc dù nashi nhìn khá giống quả lê của phương Tây, nhưng vẫn có một số khác biệt đáng kể. So với lê Tây, nashi to hơn, giòn hơn, có vị ngọt dịu hơn, và vỏ thô ráp hơn. Ngoài ra, chúng có hình cầu chứ không phải là "hình quả lê". Mùa nashi khoảng cuối mùa Hè và mùa Thu. Lê của phương Tây cũng có sẵn trong nước, và được biết đến với cái tên Yonashi (lê Tây).

Táo (Ringo)

Photo: Shinya Suzuki

Táo bắt đầu được trồng rộng rãi ở Nhật Bản trong thời Minh Trị (1868-1912). Ngày nay, nó là một trong những loại trái cây phổ biến nhất ở Nhật, và là một trong số ít các loại trái cây được xuất khẩu với số lượng lớn. Ở Nhật, táo thường được ăn sống sau khi gọt vỏ. Mùa ringo là mùa Thu và đầu mùa Đông.

Trong số nhiều giống táo thì táo Fuji trái to, đỏ, giòn là phổ biến nhất. Mọi người thường cho rằng loại táo này được đặt tên theo hình tượng núi Phú Sĩ (Fuji), nhưng thật ra đó là tên của một thị trấn nhỏ ở tỉnh Aomori, nơi ringo được trồng trong những năm 1930. Từ đó đến nay, Aomori là vùng sản xuất táo hàng đầu Nhật Bản, và ringo của thành phố Hirosaki là nổi danh nhất.

Hồng (Kaki)

Photo: [puamelia] Kaki du nhập từ Trung Quốc, được trồng ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ 7. Kaki thường được ăn sống sau khi gọt vỏ và cắt thành từng miếng. Ngoài ra còn được sấy khô. Mùa kaki khoảng cuối Thu và mùa Đông.

Quýt (Mikan)

Photo: skyseeker

Mikan du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc khoảng 400 năm trước. Nhật là nước sản xuất mikan chủ lực, và đây là một trong vài loại trái cây Nhật Bản được xuất khẩu với số lượng đáng kể. Tỉnh Wakayama và Ehime là những vùng sản xuất mikan hàng đầu Nhật Bản. Mikan dễ bóc vỏ và không có hạt, được sử dụng phổ biến như món tráng miệng hay ăn nhẹ. Mikan được thu hoạch vào khoảng đầu mùa Đông.

Yuzu

Photo: Kei Noguchi

Yuzu du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc trong thời kỳ Asuka (538-710). Ngày nay, yuzu được trồng chủ yếu trên đảo Shikoku, và khoảng một nửa sản lượng nội địa là đến từ tỉnh Kochi. Mùa vụ chính của yuzu là mùa Đông.

Yuzu là loại trái cây cỡ trái chanh, vị chua, có hương thơm ngát đặc trưng. Vì ít cơm nên yuzu thường được ép lấy nước để ướp gia vị, còn vỏ dùng để tô điểm món ăn. Ngoài ra, còn một công dụng khá thú vị là cho yuzu vào bồn tắm nóng để tạo mùi hương thơm ngát và phục hồi sức khỏe.

Sudachi

Photo: titanium22

Sudachi là loại trái cây nhỏ, giống quả chanh, và có vị chua tương tự yuzu. Tuy nhiên, sudachi nhỏ hơn đáng kể so với yuzu, có màu xanh thay vì vàng, và nhiều cơm hơn. Từ thời xa xưa, sudachi đã là một phần của ẩm thực Nhật Bản. Sudachi thường dùng để vắt lên cá nướng. Loại trái cây này gắn liền với tỉnh Tokushima, là vùng sản xuất phần lớn sản lượng sudachi của cả nước. Đây là loại trái cây mùa Đông.

Quất (kinkan)

Photo: Megumi

Giống như các loại trái cây họ cam quýt khác ở trên, kinkan có nguồn gốc từ Trung Quốc. Kinkan nội địa được sản xuất chủ yếu trên đảo Kyushu, đặc biệt là ở tỉnh Miyazaki. Kinkan là loại trái cây nhỏ, giống trái cam, thường được ăn nguyên cả trái mà không cần lột vỏ. Nó có vị chua thanh chứ không gắt như yuzu hay sudachi, và có lượng cơm đáng kể cùng ít hạt. Kinkan còn được dùng làm mứt và một loại rượu mùi ngọt. Kinkan có trong mùa Đông.

Đào (Momo)

Photo: Synn Wang

Đào du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản rất sớm, từ thời kỳ Yayoi (năm 300 TCN - năm 300). Sản lượng đào ở các tỉnh Yamanashi và Fukushima chiếm phần lớn tổng sản lượng cả nước. Đào Nhật Bản nói chung lớn hơn, mềm hơn, và đắt hơn đào phương Tây, cơm thường có màu trắng thay vì màu vàng. Đào thường được ăn sống sau khi gọt vỏ. Momo có trong suốt mùa Hè.

Anh đào (Sakuranbo)

Photo: Kengo

Hầu hết trái của các loại anh đào nở hoa ở Nhật Bản là không ăn được. Thay vào đó, trái anh đào ăn được du nhập vào Nhật Bản từ phương Tây hồi đầu thời kỳ Minh Trị (1868-1912). Anh đào satonishiki được trồng ở Nhật Bản vào năm 1900 và được đặt theo tên của người gieo trồng, Sato Esuke. Satonishiki có màu đỏ tươi và từ đó đến nay vẫn là loại anh đào nổi tiếng nhất Nhật Bản. Mùa anh đào là khoảng giữa mùa Hè. Anh đào nội địa phần lớn được sản xuất tại tỉnh Yamagata, chủ yếu là loại satonishiki, và đây cũng là loại trái cây mang tính biểu tượng của địa phương. Loại anh đào Mỹ có màu sẫm hơn cũng được bán rộng rãi trong các siêu thị Nhật Bản.

Mơ Nhật (Ume)

Photo: Janne Moren Ume du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc rất sớm, ngay từ thời Nara (710-784), người Nhật đã biết làm umeboshi. Ba tháng trước khi trái chín là thời điểm cây mận khai hoa và cũng được thưởng ngoạn giống như hoa anh đào.

Ume ít khi được ăn sống, phổ biến nhất vẫn là làm umeboshi (mơ muối) ăn kèm với cơm trắng hoặc kẹp trong onigiri (cơm nắm). Ume còn được dùng để sản xuất umeshu (rượu mơ), một loại rượu mùi ngọt phổ biến. Mùa ume là đầu mùa Hè.

Dâu tây (Ichigo)

Photo: superkimbo

Dâu tây du nhập vào Nhật Bản từ phương Tây vào giữa những năm 1800, nhưng chỉ bắt đầu được gieo trồng khoảng năm 1900. Ngày nay, dâu tây được trồng trên khắp cả nước. Du lịch kết hợp hái dâu đã trở thành một hoạt động phổ biến tại nhiều trang trại trong mùa Xuân.

Nho (Budo)

Photo: t-mizo Nho du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc khoảng thời kỳ Nara (710-784). Khoảng cuối những năm 1800 có một làn sóng các giống nho mới đổ vào Nhật Bản từ phương Tây. Tỉnh Yamanashi đầy nắng là vùng trồng nho và sản xuất rượu vàng hàng đầu Nhật Bản. Vỏ của nho Nhật thường khá dày, do đó nho thường được bóc vỏ trước khi ăn. Một trong những giống nho Nhật phổ biến nhất là nho Kyoho tím sẫm, trái rất to. Nho thường được sử dụng nhiều cách, nhưng chúng còn được sử dụng để làm rượu vang. Mùa nho khoảng cuối mùa Hè và đầu mùa Thu.

Dưa gang

Photo: Tzuhsun Hsu

Dưa gang là loại trái cây cao cấp đầu tiên ở Nhật Bản, có thể được bán với giá hơn 10.000 Yên mỗi trái. Loại trái cây này gắn liền với tỉnh Hokkaido, đặc biệt ở thành phố Yubari, là vùng sản xuất loại dưa cùng tên có giá trị cao nhất trong cả nước.

Tuy nhiên, các loại dưa gang giá vừa phải vẫn phổ biến hơn. Dưa gang ở Nhật Bản rất đa dạng, từ loại ruột xanh như dưa lê (muskmelon), ruột màu cam như dưa lưới (cantaloupe), và thậm chí có cả những loại ruột vàng và trắng. Mùa dưa gang là cuối mùa Xuân và mùa Hè.

Dưa hấu (Suika)

Photo: maximillian_schaffhausen

Dưa hấu du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc ở đầu thời kỳ Edo (1603-1867). Dưa hấu là loại trái cây tiêu biểu của mùa Hè. Chúng có kích cỡ lớn với lớp vỏ cứng và ruột mọng nước, giòn, và ngọt. Những quả dưa hấu không hạt đầu tiên được lai tạo ở Nhật Bản vào những năm 1930, và hiện nay còn có cả một số lượng nhỏ dưa hấu hình vuông và những chủng loại tương tự có giá trị cao khác.

Có thể bạn quan tâm

Cùng danh mục

  • Giáo dục mầm non Nhật Bản

    12 điều nên đọc về giáo dục mầm non Nhật Bản

    Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc)....

  • Văn hóa Nhật

    Đồng phục học sinh ở Nhật

    Loại đồ tây : cả nam và nữ bắt buộc phải mặc áo sơ mi trắng dài tay bên trong, bên ngoài khoác áo blazer tối màu. Học sinh được yêu cầu phải thắt cà vạt, 1 số trường thì yêu cầu hoc sinh nữ đeo nơ....

  • Nghi thức pha trà trong Trà đạo - Bạn có biết?

    Nghi thức pha trà trong Trà đạo - Bạn có biết?

    Trong Trà đạo, Cha no Yu còn được gọi là "tổng hợp văn hóa nghệ thuật Nhật Bản" hay "chiếc hộp văn hóa truyền thống Nhật Bản". Để pha một chén trà cần rất nhiều thời gian và thao tác, nên thoạt nhìn bạn sẽ nghĩ nó thật kì lạ. Tóm lại thì Cha no Yu là gì? Người ta gọi Cha no......

  • Khu công nghiệp Nhật Bản

    Khu công nghiệp Nhật Bản

    Cách nhà ga Akihabara của Tokyo đúng 45 phút, chuyến tàu tốc hành Tsukuba Express sẽ đưa lữ khách đến Tsukuba – thành phố cùng tên, thủ phủ của tỉnh Ibaraki, cách Tokyo 100km. Trên bản đồ du lịch, Ibaraki là cái tên lạ, rất lạ là đằng khác, bởi khởi điểm khi Ibaraki hình thành, chẳng có gì hấp dẫn......

  • Thưởng thức trái cây 4 mùa tại Nhật Bản

    Thưởng thức trái cây 4 mùa tại Nhật Bản

    Du khách thường có một ấn tượng ban đầu là trái cây ở Nhật Bản quá đắt đỏ. Nhưng điều này không đúng với những loại trái cây thông thường, vì chúng vẫn được bán trong các siêu thị với giá cả phải chăng như nhiều nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn có thị trường tương đối lớn dành......

  • 13 điều đáng học hỏi ở người Nhật

    13 điều đáng học hỏi ở người Nhật

    Đất nước và con người xứ sở mặt trời mọc khiến cả thế giới phải nể phục. 1. Bạn có biết rằng trẻ em Nhật làm vệ sinh trường học của chúng mỗi ngày trong vòng 45 phút cùng giáo viên, điều này mở ra một thế hệ người Nhật khiêm tốn và ưa thích sự sạch sẽ. 2. Bạn có biết rằng......

LÝ DO CHỌN DU HỌC TẠI ASAHI?

  • Có giấy phép hoạt động quốc tế

  • Làm việc trực tiếp, không qua trung gian

  • Tài chính minh bạch; Chi phí hợp lý

  • Tư vấn trung thực; Tự do chọn trường, vùng

  • Tỷ lệ đạt Visa 100 %

  • Cam kết hỗ trợ việc làm thêm 100%

  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng.

VIDEO DU HỌC TẠI ASAHI

THƯ VIỆN ẢNH TẠI ASAHI

Mạng xã hội

Thống kê truy cập

Công ty Du học ASAHI