“Chúng mày sang đây là để học và làm, không phải để ăn cắp”
Chủ đề “ăn cắp” đang là tâm điểm của mọi sự chú ý của tất cả những ai đang sinh sống tại Nhật Bản nói riêng, người dân Việt Nam và quốc tế nói chung.
“Chúng mày sang đây là để học và làm, không phải để ăn cắp”
Đó là lời mà một sếp Nhật đã nói với một bạn sinh viên Việt Nam đang học tập và làm việc tại Nhật Bản.
Chủ đề “ăn cắp” đang là tâm điểm của mọi sự chú ý của tất cả những ai đang sinh sống tại Nhật Bản nói riêng, người dân Việt Nam và quốc tế nói chung.
Tình trạng này ngày càng "leo thang" và kết quả dễ nhận thấy nhất là số lượng người Việt Nam bị trục xuất về nước không chỉ ở Nhật Bản mà ở tất cả các quốc gia có du học sinh du học ngày càng tăng lên.
Sau đây là lời khuyên cũng là lời góp ý chân thành của một đàn anh 8x đang sinh sống và làm việc tại Nhật, mong rằng du học sinh Việt Nam đừng để người nước ngoài họ gọi là “bọn Việt Nam”, nhục lắm.
"Chào các bạn, đây là lần đầu tiên tôi viết vài dòng tâm sự lên đây. So với phần lớn các anh em sang đây (Nhật), thì tôi thuộc thành phần khá già (đời đầu 8x). Mục tiêu của tôi sang đây để đi làm kiếm tiền (trả nợ, đóng học phí, gửi tiền nuôi vợ con), nên ngoài thời gian lên lớp, còn lại tôi đi làm cày ngày cày đêm mong kiếm đủ tiền sau có vốn làm ăn. Gần 2 năm sống ở Nhật, đi làm khá nhiều loại công việc, tiếp xúc với đủ hạng người, tôi lập cho mình thói quen việc ai người ấy lo, không nói nhiều, ko can dự vào chuyện người khác. Tuy nhiên, có những việc mà các bạn vẫn “vô tư” cư xử như ở VN, làm ảnh hưởng đến rất nhiều người Việt khác, trong đó có tôi, nên cho phép tôi chia sẻ một số vấn đề về ý thức, cũng như tác phong sinh hoạt. Không phải ai cũng vậy, nhưng chỉ một vài người kém ý thức, cũng khiến cho người khác họ nói, đó là “bọn Việt Nam”, nhục lắm.
Một số hình ảnh đáng buồn về người Việt Nam tại Nhật
1, Vô kỷ luật
Cái này thì rõ rồi, rất nhiều bạn thích nghỉ là nghỉ, đăng ký lịch đi làm nhưng hôm nay kêu mệt, nghỉ, trời mưa, nghỉ… đủ lý do, làm người quản lý ngày nào cũng đau đầu kêu hết người này tới người khác, vì không đủ người cho công ty bố trí vào các chuyền –> hậu quả là ở một số công ty, họ dần dần hạn chế không gọi người Việt đi làm nữa.Sếp Nhật: ‘Chúng mày sang đây để học và làm, không phải để ăn cắp
2, Hay trốn việc
Đủ chiêu trò, nào là chui vào nhà vệ sinh ngồi hơn nửa tiếng, hay lén lên phòng chuke để ngủ (nhờ bạn người Việt làm cùng chuyền có ai hỏi thì báo đi vệ sinh). Có lần tôi vào nhà vệ sinh thấy một người quản lý ngồi hẳn trong đó để theo dõi mấy ông VN luôn. Các bạn đừng nghĩ họ không biết mà lầm đấy.
3, Tác phong làm việc uể oải, chậm chạp
Có nhiều công việc đòi hỏi phải thao tác nhanh, nhưng một số bạn thì cứ tà tà, ai nhanh kệ họ, việc ta chậm cứ chậm, không cần biết chuyền khác họ đang cần sản phẩm gấp, hay quy định phải đạt một số sản phẩm trong thời gian nhất định. Nếu có bạn VN nào làm nhiệt tình, nhanh nhẹn một chút, thì lập tức bị xéo, kiểu “làm nhanh thì lương có cao hơn tụi này đâu”, hay “làm thế có huy chương không”…, rốt cuộc người khác họ nhìn tác phong làm việc đó đã thấy ghét rồi, đi trong xưởng nhìn cậu nào dáng đi chậm chạp, đủng đỉnh đích thị là người Việt. Nhìn sang các bạn Nepal xem, họ làm việc nhanh nhẹn, đi lại năng động lắm! Bạn Việt Nam nào làm tốt, nhanh nhẹn thì quản lý họ rất quý.
4, Coi thường các quy định của công ty
Nhiều bạn đi làm mà chẳng thèm để ý đến quy định của công ty về trang phục, vệ sinh… đến nỗi có công ty tôi làm, tuần nào quản lý cũng bắt nhóm lao động Việt Nam họp để phổ biến các quy định của công ty, và nhắc nhở kỷ luật
5, Thụ động, kém ý thức học hỏi.
Có nhiều bạn mới đi làm lần đầu, tôi nhiệt tình hướng dẫn thì nhận được những ánh mắt hằn học, kiểu “không mượn, bố mày không cần”, riết rồi tôi cũng nản luôn. Làm một lúc y như rằng bị quản lý mắng cho vì làm sai, hỏng sản phẩm, rồi mắng sang cả tôi sao mày không chỉ cho nó???. Công việc không khó, làm vài lần là biết, nhưng người mới thì nên chịu khó quan sát và học hỏi chứ?"
Tác giả: Giấu tên
Có thể bạn quan tâm
-
“Chúng mày sang đây là để học và làm, không phải để ăn cắp”
Chủ đề “ăn cắp” đang là tâm điểm của mọi sự chú ý của tất cả những ai đang sinh sống tại Nhật Bản nói riêng, người dân Việt Nam và quốc tế nói chung....
-
Chúng ta không hoàn hảo
Con người chúng ta ai cũng bị ám ảnh bởi ý nghĩ ‘ta phải hoàn hảo’ nhưng có một điều mà có thể bạn không biết đó là: bạn không cần phải hoàn hảo. Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, có một vòng tròn. Vòng tròn rất tự hào về thân hình của mình, tròn một cách hoàn hảo đến từng milimét.......
-
Giới thiệu chung về Du học Hàn Quốc
Hàn Quốc – Là Quốc gia Châu Á phát triển, mức sống cao, học phí rẻ, cơ hội học bổng 50%. Cơ hội làm thêm tốt. I. GIỚI THIỆU CHUNG Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên trải dài 1.100 km từ Bắc tới Nam thuộc khu vực Đông Bắc của lục địa Châu Á với diện tích 98.480 km2 và......
-
Quy định mới về giấy chứng thực bằng cấp khi đi du học Nhật Bản
Theo quy định mới của hiệp hội Nhật ngữ Nhật Bản(JaLSA), kể từ khóa học tháng 1 năm 2012, học sinh Việt Nam khi muốn đăng ký du học tại các trường thuộc JaLSA, ngoài những giấy tờ cần có như thủ tục cũ, phải có thêm giấy chứng thực bằng cấp. Để có được giấy chứng thực,......
-
Hào sảng
Hào sảng là gì? Hào sảng đơn giản là sự cho đi mà không tính toán, là sự buông bỏ để làm lại từ đầu. Hào sảng là không tham lam, không ích kỷ, không cá nhân chủ nghĩa....
Cùng danh mục
-
TUYỂN SINH DU HỌC HÀN QUỐC, NHẬT BẢN, ÚC, ĐỨC, CANADA NĂM 2023
Miễn học phí tại Việt Nam - Tặng vé máy bay cho học viên khóa 2k5......
-
Khai giảng lớp học tiếng Nhật Sơ cấp kỳ tháng 4/2020
Trung tâm Nhật ngữ Asahi thông báo lịch khai giảng lớp học tiếng Nhật sơ cấp vào ngày 08/7/2019. Học thử tiếng Nhật miễn phí, đăng ký ngay để được trải nghiệm chinh phục ngôn ngữ khó nhất thế giới. ...
-
BẠN SẼ LÀM GÌ SAU KHI TỐT NGHIỆP THPT?
Bạn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp THPT? Đây là câu hỏi khi đưa ra sẽ có vô số những câu trả lời cho bạn lựa chọn. Nhưng liệu câu trả lời nào là phù hợp với bản thân mình nhất? Liệu câu trả lời nào sẽ không làm cho bạn thất vọng khi lựa chọn?...
-
TẠI SAO HỌC SINH KHÔNG CHỌN ĐẠI HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP THPT
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019, trong đó 279.001 thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT (chiếm khoảng 27,8%). Tín hiệu này thể hiện nét mới trong xu hướng chọn nghề, chọn trường ...
-
Video Chia sẻ của Học viên Đặng Thu Hiền 4/2019
Học viên Đặng Thu Hiền sinh ra và lớn lên tại Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng em đã lựa chọn Công ty cổ phần quốc tế Asahi là nơi bắt đầu cho hành trình chinh phục ước mơ của mình – Du học Nhật Bản....
-
TÂM THƯ HỌC VIÊN TRẦN THỊ HIỆP SINH NĂM 1988
Sau khi trao đổi với Giám Đốc trung tâm, nghe anh ấy tư vấn. Đặc biệt nhận được câu anh ấy nói là “ Hồ sơ của em anh xử lý được” . Nghe lời khẳng định này tôi cảm thấy rất an tâm và đặt niềm tin rất nhiều vào trung tâm. ...
LÝ DO CHỌN DU HỌC TẠI ASAHI?
-
Có giấy phép hoạt động quốc tế
-
Làm việc trực tiếp, không qua trung gian
-
Tài chính minh bạch; Chi phí hợp lý
-
Tư vấn trung thực; Tự do chọn trường, vùng
-
Tỷ lệ đạt Visa 100 %
-
Cam kết hỗ trợ việc làm thêm 100%
-
Hỗ trợ vay vốn ngân hàng.