Vest, gôm xịt tóc, sáp vuốt tóc, sáp clay wax, hair to 90

NHỮNG CHÚ Ý KHI ĐẶT CHÂN TỚI NHẬT BẢN

Khi tới sân bay Nhật Bảnmáy bay hạ cánh, bạn cần tìm đến quầy “All other passport holders” hoặc “Asian passport holder” để làm thủ tục nhập cảnh. Chào nhân viên

·         Khi tới sân bay Nhật Bản

·        Khi máy bay hạ cánh, bạn cần tìm đến quầy “All other passport holders” hoặc “Asian passport holder” để làm thủ tục nhập cảnh.

·        Chào nhân viên nhập cảnh và đưa họ những giấy tờ cần thiết gồm: hộ chiếu, tờ khai nhập cảnh (thường được phát từ trên máy bay) và vé máy bay. Có thể họ sẽ hỏi bạn học gì, ở đâu, học trong bao lâu nên bạn hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời hoặc giấy tờ để chứng minh. Nếu họ vẫn thắc mắc, đề nghị họ gọi đến trường nơi bạn đăng ký học để hai bên tự giải quyết.

·        Nhớ kỹ số hiệu chuyến bay để ra băng chuyền lấy hành lý. Màn hình vô tuyến sẽ chỉ rõ hành lý của bạn được trả tại băng chuyền nào.

·        Tuyệt đối không mang hộ quà của người lạ gửi.

·        Bạn nên đến quầy thông tin để nhân viên hướng dẫn bạn cách bay tiếp hoặc cách di chuyển về nơi bạn ở bằng các phương tiện công cộng.

 

·        Khi tới nơi ở

·        Điện thoại báo cho gia đình biết bạn đã đến nơi an toàn:

·        + Gọi về máy cố định : bấm 00 84 + mã vùng + số cố định, Ví dụ, gọi về Hà Nội mã vùng là “4” bạn sẽ bấm 00 84 4 + số cố định của gia đình bạn.

·        + Gọi về máy di động : bấm 00 84 + số di động (bỏ số 0 đầu tiên). Ví dụ, số di động của gia đình bạn là 098 xxxxxxx thì bạn sẽ bấm:  00 84 90 xxxxxxx.

 

·        Nhanh chóng thích ứng với cuộc sống xa nhà

 

·        Đối với những sinh viên xa gia đình hay ra nước ngoài lần đầu, vấn đề học tập tuy được đặt lên hàng đầu, nhưng việc làm quen và thích nghi với cuộc sống mới cũng vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp cho những thành công tiếp theo trong học tập và cuộc sống xã hội của chính bạn. Nếu như ở Việt Nam bạn đã quen với cách nghe giảng và chấp nhận bài giảng rồi ghi nhớ thì khi du học, bạn sẽ được trông đợi đưa ra ý kiến cá nhân hơn là chỉ ghi nhớ bài giảng.

·        Có thể mô tả sự điều chỉnh để thích ứng với văn hoá này theo các giai đoạn: từ mong đợi một cách thích thú - thất vọng, buồn nản - hồ hởi đón nhận khi đã thích nghi với môi trường mới.

·        Chuẩn bị tốt tâm lý trước khi lên đường, tin rằng mình có khả năng thích nghi tốt

·        Chia sẻ với bạn bè những cảm xúc của mình

·        Tham gia các hoạt động chung tại trường như câu lạc bộ thể thao, âm nhạc;

·        Tới trung tâm tư vấn sức khoẻ khi cần;

·        Chủ động làm quen và hoà mình vào các sinh hoạt của lớp thông qua các hoạt động trên lớp, trong giờ giải lao hay các hoạt động thường này và cuối tuần của gia đình nơi bạn ở trọ…

·        Làm quen với cuộc sống mới: Hãy biết đơn giản hoá các chuyện lạ, thư giãn, quan sát, nghe ngóng và tìm hiểu dần về cuộc sống quanh bạn, cảm nhận những khác biệt về văn hoá như những kiến thức mới cần học hỏi.

·        Luôn đúng giờ: trễ hẹn thường bị cho là thiếu tôn trọng. Chú ý đúng giờ, hoặc là đến sớm hơn, cho dù đó là một cuộc hẹn không mấy quan trọng. Hãy gọi điện báo trước và hãy biết nói xin lỗi nếu không thể đến đúng hẹn.

·        Văn hóa bắt tay và ôm hôn: cái bắt tay dù với ai - đều có thể thay cho một lời chào. Bạn cũng có thể thấy những bạn gái thân thiết chào nhau bằng cách ôm hoặc hôn nhẹ vào má. Đôi khi họ cũng chào người bạn khác giới thân với cách như vậy. Nhưng giữa những người đàn ông với nhau thì không. Việc bước đi tay trong tay hoặc khoác vai giữa những người cùng giới ở nước ngoài là rất hiếm. Những người lạ thường tránh chạm vào người khác, nếu chẳng may trong đám đông bạn chạm phải ai, hãy nói “xin lỗi”.

·        Khoảng cách cá nhân: khoảng cách lịch sự nên giữ khi nói chuyện với người lạ hoặc người mới quen thường là 3 bước. Nếu bạn vô tình thu hẹp khoảng cách đó, họ có thể cảm thấy không thoải mái. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy lúng túng trong cách xử lý các tình huống, hãy quan sát những người xung quanh, và nếu chẳng may có sự nhầm lẫn nào đó, bạn hãy cười và hỏi “what’s wrong?”

·        Luôn cẩn thận và giữ an toàn cho bản thân

·        Nếu thấy người lạ mặt có những hành vi khả nghi, hãy báo cho bảo vệ hoặc cảnh sát ở gần bạn nhất ,Sử dụng hệ thống chuông báo động khi cần.

·        Nếu cần phải đi đâu một mình, hãy nói với bạn cùng phòng, gia đình chủ nhà hay họ hàng nơi bạn đến và khi nào bạn sẽ về

·        Luôn khoá cửa phòng, tủ đồ đạc khi ra ngoài

·        Luôn mang theo ĐTDĐ và lưu các số điện thoại khẩn trong điện thoại

·        Không nên đi ra ngoài với người lạ, người mới quen hay người say

·        Đừng đọc số điện thoại của bạn nếu có ai gọi nhầm tới số máy của bạn, hãy hỏi họ đã gọi tới số nào và khuyên họ nên thử lại

·        Đừng nói với người gọi đến là bạn đang ở một mình. Dập máy khi nhận phải những cú điện thoại tục tĩu

·        Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ gọi tới

·        Báo với bảo vệ/ cảnh sát khi thấy những món đồ bị bỏ rơi hoặc đáng nghi

·        Chỉ mang theo người số tiền mặt cần thiết và thẻ tín dụng.

·        Khi đi đâu xa:

·        + Phải để ý xung quanh, tránh đi đường tắt

·        + Khi trời tối, nên đi cùng người quen hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng

·        + Chọn đi những đường có hệ thống đèn sáng, gần đường giao thông chính

·        + Ghi nhớ những số điện thoại khẩn cấp, chắc chắn rằng có đủ tiền điện thoại trong suốt chuyến đi

·        + Nếu mang theo ví tiền, hãy giữ cẩn thận bên mình

·        + Không nghe headphone khi đi bộ một mình.

 

Có thể bạn quan tâm

Cùng danh mục

  • VẬT DỤNG NÊN MANG THEO KHI ĐẾN NHẬT

    VẬT DỤNG NÊN MANG THEO KHI ĐẾN NHẬT

    Các bạn nhập học kỳ tháng 4 đang đếm từng ngày còn lại bên gia đình trước khi bước vào cuộc sống tự lập nơi xứ lạ. Các bạn đã chuẩn bị hành trang gì cho cuộc sống mới?...

  • Làm thế nào đi tàu điện ở Nhật để tiết kiệm

    Kinh nghiệm đi tàu điện giá rẻ tại Nhật

    Ở Tokyo chỗ nào cũng có tàu điện với cự ly không quá 15 phút đi bộ (ở ngoại ô thì xa hơn còn nội thành thì thường mất khoảng 5 phút). Cuộc Sống Nhật Bản yurika.saromalang.com sẽ giới thiệu bí quyết đi tàu giá rẻ cho bạn. ...

  • Nên nhập quốc tịch hay xin visa vĩnh trú khi muốn cư trú lâu dài tại N

    Nên nhập quốc tịch hay xin visa vĩnh trú khi muốn cư trú lâu dài tại Nhật Bản?

    Khi xin visa vĩnh trú, bạn có thể thoải mái, không bị giới hạn ngành nghề làm việc. Thời gian xin vĩnh trú là 7 năm, sau 7 năm bạn phải xin lại một lần và nếu rời Nhật trong 1 năm, bạn cần phải làm thủ tục xin lại. Ngoài ra, nếu bạn vi phạm pháp luật Nhật...

  •  Du học Nhật Bản nên bắt đầu từ đâu?

    Du học Nhật Bản nên bắt đầu từ đâu?

    Du học Nhật Bản nên bắt đầu từ đâu – Gần đây, Công ty cổ phần quốc tế ASAHI nhận được khá nhiều câu hỏi như: Tôi muốn đi du học Nhật Bản nên bắt đầu từ đâu? hay Cần làm gì để đi du học Nhật? . Đó là những thắc mắc chính đáng và bạn hoàn toàn......

  • Các câu hỏi về du học Nhật Bản

    Các câu hỏi về du học Nhật Bản

    Q : Khi nào kết quả du họcNhật Bản mới được thông báo? A : Sở nhập cảnh Nhật Bản sẽ thông báo và gửi Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản cho các trường vào trước 2 tháng của mỗi kỳ nhập học. Cụ thể : nếu nhập học vào tháng 1 thì tháng 12 sẽ nhận được giấy báo; nhập học......

  • Phương pháp học tập nhanh và hiệu quả

    Phương pháp học tập nhanh và hiệu quả

    Phương pháp học tập nhanh và hiệu quả Trong quá trình học tập, sinh viên thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng......

LÝ DO CHỌN DU HỌC TẠI ASAHI?

  • Có giấy phép hoạt động quốc tế

  • Làm việc trực tiếp, không qua trung gian

  • Tài chính minh bạch; Chi phí hợp lý

  • Tư vấn trung thực; Tự do chọn trường, vùng

  • Tỷ lệ đạt Visa 100 %

  • Cam kết hỗ trợ việc làm thêm 100%

  • Hỗ trợ vay vốn ngân hàng.

THƯ VIỆN ẢNH TẠI ASAHI

Mạng xã hội

Thống kê truy cập

Công ty Du học ASAHI