Trong quá trình học tập, sinh viên thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư… nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.
I. Các giai đoạn trong một buổi học:
1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học
Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ “Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì” để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán… Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một.
Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ – 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.
2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học
Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé:
Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn.
+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác.
+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian.
Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?
3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong
Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt “cuộc càn quét” lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý… mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.
II. Phương pháp tiếp thu hiệu quả:
Vậy muốn xác định thời gian tiếp thu bài nhanh nhất là thời gian nào, bạn hãy áp dụng những phương pháp sau đây:
Không phải thời gian nào bạn cũng có tốc độ tiếp thu bài như nhau. Ðêm khác với ngày, sáng khác với chiều và xế khác với trưa v.v…
Vậy muốn xác định thời gian tiếp thu bài nhanh nhất là thời gian nào, bạn hãy áp dụng những phương pháp sau đây:
1. Nhẩm lại bài trước khi lên giường ngủ:
Trong ngày học các môn và đêm trước khi rời bàn học để lên giường ngủ, bạn nên xem lại bài cho ngày mai. Bạn nhớ ghi các môn bài mà bạn biết sáng ngày mai lên lớp bạn sẽ trả. Bạn lên giừơng trước giờ qui định ngủ ít nhất là một tiếng. Ví dụ bạn ngủ lúc 10 giờ thì lên giường 9 giờ. Phòng ngủ chỉ nên để ánh sáng lờ mờ, giúp tiềm thức bạn không bị động.
- Bạn bắt đầu hệ thống lại bài, từng môn, từng phần, thật chắc chắn nếu có chỗ nào quên sót bạn cần có đèn bấm lôi ngay mẫu giấy đã ghi ra xem lại cho chính xác.
Rồi bạn tiếp tục ôn lại môn khác. Bạn cũng làm lại như trên, trong tư thế nằm trong bóng đêm. Lần lượt như vậy cho đến hết các môn bài, cho đến lúc bạn thiếp đi. Trong giấc ngủ bạn sẽ không quên các điều đã học nó khắc sâu vào tâm não bạn và khó mà xóa nổi. Hình thức này giúp trí óc bạn làm việc linh hoạt, như con bò nhai lại cỏ sau những giờ phút nghỉ ngơi. Bạn cũng vậy nếu muốn bộ óc tinh nhuệ học bài mau thuộc thì hãy biết nhớ lại bài trước khi đi vào giấc ngủ đêm. 2. Thời gian giúp bạn tiếp thu bài nhanh nhất:
Qua kinh nghiệm thì thời gian đó là lúc sáng sớm khoảng 4-5 giờ trở đi. Vào giờ đó, bầu không khí còn tĩnh lặng, tâm hồn thanh thản sẽ giúp bạn dễ tập trung hơn.
Bước đầu rất có thể bạn khó thức dậy vào thời gian này. Nhưng việc gì cũng vậy, bạn chịu khó tập, chỉ mấy hôm liền sau đó bạn quen ngay. Khi thức dậy, việc đầu tiên làm vệ sinh cá nhân xong bạn nên tập vài động tác thể dục. Phần này nam cũng như nữ cũng cần phải thực hiện. Bạn tập thể dụng là để bảo vệ và duy trì sức khỏe. Có sức khỏe bạn mới có thể học tập tốt được.
- Sau đó bạn nghe trong người khỏe khoắn hết cơn buồn ngủ, bấy giờ là lúc bạn ngồi vào bàn học. Như hồi trước khi !ên giường ngủ, bạn đã ôn lại bài ngay trên giường. Vậy bây giờ chắc chắn óc bạn đang còn nhớ các môn bài đó, bài mà bạn phải trả khi lên lớp vào sáng nay.
Ví dụ: Bài sáng nay có các môn như: Sinh – Sử Toán. Bạn có tất cả là 3 môn, mà ba môn học này bạn đã học suốt chiều hôm qua theo thời gian nhất định mà bạn đã vạch ra là:
1g – 2g : bạn học môn Sử.
2g – 4g : bạn học và làm Toán.
Sau đó là bạn nghỉ giải lao 30 phút.
4g30 – 6g: bạn học môn Sinh.
Ngoài ra, bạn còn có một khoảng thời gian học về đêm từ 7g – 9g. Hai giờ này giúp bạn củng cố lại các phần bài bạn chưa thuộc kỹ, chưa nắm bắt. Thời gian này bạn hệ thống bài một cách chắc chắn hơn. Và trước khi lên giường ngủ, bạn còn có một giờ nữa để nhẩm lại bài. Bây giờ trước mặt bạn, các môn bài được học thuộc làu và bài tập toán của hôm nay cũng đã giải quyết xong. Tuy nhiên, bạn cũng nên ngồi lại trước chồng vở, nhưng đừng mở sách, bạn tự lần lượt ôn lại từng môn xem bạn đã nắm chắc kiến thức cơ bản một cách nằm lòng chưa? Phần nào quên – bạn mở sách – và phải giải quyết ngay tại chỗ. Môn nào cũng thế vì đây là giờ học quyết định cuối cùng trước khi bạn đến lớp. Sau cùng bạn cũng nên mở bài tập toán ra, rà xét lại lần cuối xem các phần bài tập bạn làm có chính xác chưa. Có chỗ nào thiếu sót không? Lo mà chỉnh đốn ngay nếu có.
Thời gian buổi sáng này của bạn phải nói là thời gian ôn tập thì đúng hơn. Bạn ôn lại lần cuối cho chắc chắn trước giờ lên lớp. Còn một vấn đề nữa là cần dành một ít thời gian để xem trước phần bài mới. Bạn nên xem trước để “làm quen” với nó. Ðể đến lúc thầy cô giảng bài ở lớp bạn sẽ mau chóng nắm bắt. Nói một cách là bạn sẽ tiếp thu mau lẹ hơn. Nhất là bộ môn toán là bạn cần phải chuẩn bị bài mới trước, nếu bạn không muốn gặp tình trạng lúng túng ngỡ ngàng, khi thầy cô đặt vấn đề bài mới với bạn.
Nói tóm lại: Thời gian mà bạn tiếp thu bài mau thuộc nhất là thời gian từ 4g – 6g buổi sáng. Bạn nên tận dụng giờ học này và nên thập thói quen tốt đó trong suốt đời học sinh của bạn. Chắc chắn bạn sẽ không lùi bước trong việc học.
Có thắc mắc rằng vậy thì giờ nghỉ quá ít ỏi liệu có đủ sức khỏe để học tập không? Ban ngày bạn dành thời gian nghỉ trưa một giờ, và 6 giờ của đêm để ngủ. Bạn ngủ với giấc ngủ thật sâu, không mộng mị là đủ đem lại sức khỏe cho bạn. Không phải ngủ nhiều mới có sức khỏe tốt đâu.
Làm việc ăn uống, ngủ nghỉ điều hoà thì sức khỏe mới bảo đảm vững chắc. Bạn cứ hãy thực hiện đi sẽ thấy không hề giảm sút sức khỏe được. Tuy nhiên ngày chủ nhật bạn nên dành thời gian giải trí nhiều, để tăng cường cho bộ não những mới lạ và tạo điều kiện tốt cho sức khỏe như chơi thể thao, đi tham quan… tùy năng khiếu và sở thích mà bạn tự tìm cho mình những trò chơi và những việc giải trí phù hợp và lành mạnh.
(Theo Bí quyết học bài mau thuộc)